Blog

Blog và tin du lịch Việt Nam

Long lanh Sapa

Đăng bởi lúc 9:10 am trong phần Tin blog | Comments Off

Long lanh Sapa

Sa Pa mùa này lung linh hoa cỏ xuân. Dù nắng, mưa hay sương mù, Sa Pa vẫn đẹp. Giữa mùa xuân, cùng ngắm những cành cây ngọn cỏ ướt đầm và long lanh sương sớm mai, khiến lòng người miên man cảm xúc.

Đâu đó bình yên khẽ đến trong từng khóm cây ngọn cỏ, ngát hương đất trời sớm mai. Cùng thả hồn trong một không gian trong lành sương sớm, để thêm yêu một ngày mới bắt đầu.
Dưới đây là một số hình ảnh mà bạn đọc đã ghi lại với những giọt sương long lanh của sớm Sa Pa (Lào Cai).
Long lanh Sapa

Long lanh Sapa

Long lanh Sapa

Long lanh Sapa

Long lanh Sapa

Long lanh Sapa

Phát triển làng thổ cẩm Tả Phìn

Đăng bởi lúc 8:59 am trong phần Tin blog | Comments Off

Phát triển làng thổ cẩm Tả Phìn

Vượt qua chặng đường đèo dốc quanh co, Tả Phìn (Sa Pa) hiện ra đẹp như một bức tranh với đầy đủ màu sắc: màu nâu của đất, màu xanh của cây, màu đỏ của khăn trên đầu các cô gái Dao và muôn màu sắc sặc sỡ của thổ cẩm…

Dưới gốc cây cổ thụ, các cô gái Dao đỏ ngồi thêu thổ cẩm tỉ mẩn, mải miết như quên cả thời gian. Hầu như các cô đều được học may vá, thêu thùa từ nhỏ. Tới hỏi chuyện các cô, cô nào cũng ngượng nghịu, đôi má đỏ lựng, trông đến là duyên! Phìn Mán Mẩy ngượng ngập mô tả về đường thêu của mình: “Mình thêu cho khách thì phải chọn màu tối như thế này, chứ nếu mình mặc thì thích màu sáng hơn, bởi vì đó là sở thích của khách mà. Mình học thêu từ nhỏ, con gái vùng cao phải biết thêu thùa, may vá chứ”.
Phát triển làng thổ cẩm Tả Phìn

Phát triển làng thổ cẩm Tả Phìn

Du lịch phát triển đã giúp chị em tiếp cận được với những kiến thức mới trong nghề thủ công mỹ nghệ như học thêm được những mẫu mã mới, cách phối màu đa dạng, phong phú hơn trong các mặt hàng túi, khăn, tranh thêu, quần, áo, váy thổ cẩm. Mặt hàng thổ cẩm ở đây đã có ở trong nước và trên thế giới bởi chất lượng hàng thêu tay ngày càng được ưa chuộng, nhất là đối với người nước ngoài. Sản phẩm thổ cẩm ở Tả Phìn không dùng máy, chị em chỉ thêu tay. Thêu xong hết các mảnh thì ghép thành quần áo, lúc đó mới dùng máy may. Như thế mới giữ được nét truyền thống của cha ông để lại. Hoa văn được truyền từ đời xưa bây giờ bà con vẫn nhớ.
Phát triển làng thổ cẩm Tả Phìn

Phát triển làng thổ cẩm Tả Phìn

Du lịch phát triển, bà con sẽ có sự năng động thích ứng với cơ chế thị trường. Song, nhiều lúc, nhiều nơi, vẻ đẹp văn hoá thuần khiết đang ngày càng bị mai một. Người đến Sa Pa ngày càng nuối tiếc một Sa Pa mù sương có thiên nhiên nguyên sơ và con người thuần hậu đang dần bị biến đổi. Mong sao Tả Phìn có đủ sức bật vươn lên để không rơi vào tình cảnh vẫn thường xảy ra khi du lịch và dịch vụ phát triển.
Phát triển làng thổ cẩm Tả Phìn

Phát triển làng thổ cẩm Tả Phìn

Hoa Đỗ Quyên khoe sắc trên núi Hoàng Liên Sơn

Đăng bởi lúc 8:54 am trong phần Tin blog | Comments Off

Hoa Đỗ Quyên khoe sắc trên núi Hoàng Liên Sơn

Thời tiết vùng núi Hoàng Liên (Sa Pa) năm nay nắng ấm sớm hơn mọi năm, nên nhiều loài đỗ quyên trong rừng nguyên sinh từ độ cao 2.200 mét trở lên lại khoe sắc rực rỡ.

Theo các cán bộ kỹ thuật Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa), hoa đỗ quyên nở gần như quanh năm, nhưng các loài hoa đẹp nhất thường nở vào dịp sau Tết Nguyên đán, nhất là khi trời nắng ấm bừng lên.

Travel Sapa mời bạn đọc chiêm ngưỡng một số hình ảnh hoa đỗ quyên khoe sắc trên triền núi Hoàng Liên (Sa Pa):
Hoa Đỗ Quyên khoe sắc trên núi Hoàng Liên Sơn

Hoa Đỗ Quyên khoe sắc trên núi Hoàng Liên Sơn

Rực rỡ

Rực rỡ

 Sắc hồng mỏng manh

Sắc hồng mỏng manh

Níu chân du khách từ nụ cười thân thiện

Đăng bởi lúc 8:48 am trong phần Tin blog | Comments Off

Níu chân du khách từ nụ cười thân thiện

Một nụ cười, cái nắm tay, một con đường sạch là những điều giản đơn nhưng quan trọng với sức hút của một vùng đất du lịch. Du lịch thân thiện, nơi đó du khách được hưởng thụ một không gian sống lành mạnh với những phút giây thoải mái, không bị phiền phức và an toàn là điều mà du lịch Lào Cai đang hướng tới.

Trở lại từ nụ cười
Christie, sinh viên người Anh trở lại Sa Pa lần thứ 4 với chiếc máy ảnh trên tay và cô vẫn chưa thể quên nụ cười của một phụ nữ người Mông đã tặng cô chiếc túi thổ cẩm bọc điện thoại di động. Người phụ nữ Mông nói tiếng Anh lưu loát, chị cũng không quên mời Christie về căn nhà bằng gỗ xinh xắn bên thửa ruộng bậc thang đang độ chín vàng. Bức ảnh chân dung người phụ nữ Mông mà Christie chụp đã được giải thưởng trong cuộc thi ảnh du lịch do trường đại học của cô tổ chức. Đến nay, cô sinh viên người Anh quay lại Sa Pa vẫn đau đáu tìm nụ cười của người phụ nữ Mông, nụ cười thật thà, thân thiện.
Níu chân du khách từ nụ cười thân thiện

Níu chân du khách từ nụ cười thân thiện

Christie kể lại rằng, cô đã từng du lịch nhiều nơi, đến nhiều vùng đất xa lạ từ châu Á đến châu Phi nhưng chưa bao giờ cô tìm được nụ cười trong sáng như thế. Cho dù đôi lúc người ta có thể thấy phiền phức khi rất nhiều phụ nữ, trẻ em bám theo, nhưng chỉ cần du khách nói rằng: “tôi không cần” hoặc “tôi không muốn”, họ sẽ không làm phiền bạn nữa. Cảm xúc của cô sinh viên người Anh đang khẳng định du lịch Sa Pa nói riêng, du lịch Lào Cai nói chung vô cùng thân thiện.
Thân thiện với môi trường
Níu chân du khách từ nụ cười thân thiện

Níu chân du khách từ nụ cười thân thiện

Với tiềm năng du lịch mà thiên nhiên ưu ái ban tặng, Lào Cai được đánh giá là vùng du lịch với cảnh sắc tuyệt đẹp, là “thiên đường” của giới nhiếp ảnh, là lựa chọn đầu tiên trong cẩm nang du lịch của nhiều người. Du lịch hiện đang có xu hướng khám phá những vùng đất thiên nhiên hoang sơ, môi trường thanh khiết, ít có sự can thiệp từ bàn tay con người. Nắm bắt được tâm lý đó, khoảng 5 năm trở lại đây, hình thức du lịch cộng đồng được khai thác nhanh và mạnh. Bất cứ du khách nào đến với Sa Pa, Bắc Hà nếu muốn đều có thể nghỉ tại nhà dân với những bữa cơm giản dị và cùng thưởng thức nét đẹp văn hoá của người dân địa phương.
Khu du lịch Topas Ecolode thuộc xã Thanh Kim, cách thị trấn Sa Pa một giờ đi xe máy, nhưng dường như ở đây cách biệt hoàn toàn với cuộc sống hiện đại. 25 ngôi nhà được xây khép kín bằng đá granit trắng, lợp lá cọ, bên trong tiện nghi đầy đủ nhưng được bài trí đơn giản với những vật dụng “thiên nhiên” làm bằng gỗ, tre, đá… Du khách (chủ yếu là nước ngoài) đến đây để tận hưởng sự thanh bình, yên ả, không còn khái niệm về thời gian hay sự ồn ã bên ngoài, không gian du lịch thực sự thân thiện với môi trường.
Níu chân du khách từ nụ cười thân thiện

Níu chân du khách từ nụ cười thân thiện

Không phải ngẫu nhiên khi xây dựng quy hoạch đô thị Sa Pa các chuyên gia nước ngoài luôn chú ý giữ cảnh quan tự nhiên, bởi nếu cảnh sắc thay đổi có nghĩa là “thiên đường nghỉ dưỡng” đã mất đi tính hấp dẫn. Phát triển du lịch cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề bảo vệ môi trường và để du khách thụ hưởng những trải nghiệm thú vị nhất.

Lào Cai mùa nào cũng đẹp

Đăng bởi lúc 8:40 am trong phần Tin blog | Comments Off

Lào Cai mùa nào cũng đẹp

Lào Cai, được mệnh danh là “kinh đô” của giới nhiếp ảnh miền Bắc, quả là đẹp, đẹp đến sững sờ, tôi có nghe một người hướng dẫn viên du lịch nói “Cứ ở đâu có du khách nước ngoài đến và có mấy ông chụp ảnh đến là khu vực đấy chắc chắn là đẹp”.

Khi mùa hè đến với sắc xanh rực rỡ và loang lổ của những mảnh ruộng mùa nước đổ. Những thác nước đẹp mê hồn như: Thác Bạc, thác Cát Cát (Sa Pa), thác Bay (Văn Bàn)…
Sapa vào mùa

Sapa vào mùa

Nói đến ruộng bậc thang ở Lào Cai, không thể nói đến địa danh Sa Pa được lọt vào Top 7 ruộng bậc thang kỳ vỹ nhất thế giới, với những thửa ruộng được mệnh danh là bậc thang lên trời. Mùa thu, mảnh đất này lại khoác lên mình sắc vàng ruộng bậc thang, màu tím của những ruộng hoa Tam giác mạch ở Lùng Cải (Bắc Hà).
Người dân tộc H'mông

Người dân tộc H’mông

Riêng về hoa Tam giác mạch, vào khoảng cuối tháng 10, sau khi bà con dân tộc đã thu hoạch lúa xong trên những thửa ruộng bậc thang, họ gieo những hạt hoa Tam giác mạch trên chính những thửa ruộng này. Mùa đông nơi đây tràn ngập sương mù, may mắn hơn thì trên đỉnh đèo Ô Quý Hồ (Sa Pa) có băng tuyết làm cho du khách mải mê đến quên cả rét.

Trẻ em vùng cao

Trẻ em vùng cao

 Chả thế mà những tay máy nổi tiếng như Hoàng Thế Nhiệm được mệnh danh là “ông vua phong cảnh Việt Nam” một năm cũng đến Lào Cai 5 – 7 lần, chuyên gia săn giải ảnh như Trần Cao Bảo Long, Trần Thiết Dũng, mùa xuân nào cũng có mặt ở Lào Cai để ghi lại những khoảnh khắc đời thường và chính mảnh đất này cũng đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng đạt giải cao của lĩnh vực nhiếp ảnh. Phải nói Lào Cai đẹp bốn mùa quanh năm và luôn biết chiều lòng du khách nước ngoài cũng như các giới nghệ sĩ.
Cầu mây Sapa

Cầu mây Sapa

Háo hức “săn” mây luồn Sa Pa

Đăng bởi lúc 3:29 am trong phần Tin blog | Comments Off

Háo hức “săn” mây luồn Sa Pa

Mấy ngày hôm nay trời nắng vàng bừng lên nên mây luồn xuất hiện nhiều ở vùng núi cao Sa Pa (Lào Cai), thu hút nhiều nhiếp ảnh gia cũng như du khách đến với vùng đất đẹp như tranh này.

Nghe tin mây luồn đầu xuân đã xuất hiện, các “phó nháy” chuyên nghiệp cũng như không chuyên lại háo hức kéo nhau lên Sa Pa “săn” những bức ảnh đẹp. Cảnh mây luồn thường chỉ xuất hiện vào dịp sau Tết Nguyên đán hàng năm.

Háo hức “săn” mây luồn Sa Pa

Háo hức “săn” mây luồn Sa Pa

Có mặt trong số đông những nhiếp ảnh gia “săn” mây luồn Sa Pa dịp này, bên cạnh đội ngũ khá hùng hậu đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước, chúng tôi còn gặp nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Thế Nhiệm – người được coi là “ông vua ảnh phong cảnh Việt Nam”, cũng là người rất si mê mây luồn Sa Pa. Hầu như xuân nào, dù bận đến mấy ông cũng dành thời gian bay từ Sài Gòn ra Hà Nội để lên “thành phố trong sương” sáng tác ảnh nghệ thuật mây núi Sa Pa và vùng Tây Bắc…
Không ít du khách và cả người dân thị trấn Sa Pa cũng dành thời gian lên núi Hàm Rồng phía sau nhà thờ đá cổ Sa Pa chiêm ngưỡng phong cảnh Sa Pa đẹp sững sờ trong mây luồn.
Háo hức “săn” mây luồn Sa Pa

Háo hức “săn” mây luồn Sa Pa

Kho báu Ý Tý

Đăng bởi lúc 10:34 am trong phần Tin blog | Comments Off

Kho báu Ý Tý

Kho báu” Ý Tý là dải rừng nguyên sinh, có giá trị lớn trong sản xuất và đời sống của đồng bào Bát Xát. Gần đây, “kho báu” được ngành kiểm lâm tỉnh chọn làm “Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát” – địa chỉ hấp dẫn trong hành trình du lịch sinh thái tại Bát Xát hiện nay.

“Kho báu” nằm ở độ cao từ 1.200 đến 1.800 mét so với mặt nước biển, có tổng diện tích rộng 21.893 ha, trong đó rừng trồng có 1.086 ha. Những đặc trưng về vị trí địa lý, địa hình, địa chất tạo cho “kho báu” có kiểu rừng á nhiệt đới, với tính đa dạng sinh học động, thực vật phong phú, quý hiếm. Nhiều sinh vật cảnh đặc hữu, với hệ thực vật có 452 loài thuộc các nhóm như: Lấy gỗ, làm thuốc, làm cảnh, cho dầu, cho sợi… Khảo sát trong rừng có 157 loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, như gấu ngựa, sơn dương, mèo rừng… là những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Kho báu Ý Tý

Kho báu Ý Tý

Ở đây, riêng cây thảo quả có hơn 1.000 ha trồng dưới tán rừng mang lại giá trị kinh tế cho người dân vùng cao mỗi năm trên 50 tỷ đồng. Do vậy, người dân các xã: Ý Tý, Dền Sáng, Trung Lèng Hồ… luôn nâng cao ý thức chăm sóc thảo quả gắn với bảo vệ rừng. Thêm vào đó, “kho báu” nằm ở đầu suối Lũng Pô và sông “Mẹ”, luôn có ý nghĩa đặc biệt là duy trì và điều tiết nguồn nước cho hệ thống công trình thủy điện Nậm Pung, Mường Hum, Bản Xèo… đồng thời cung cấp lượng nước lớn cho các công trình thủy lợi quan trọng ở vùng hạ lưu của đồng bào Hà Nhì, Mông, Dao, Giáy thâm canh hàng nghìn ha ngô, lúa 2 vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhằm quản lý tốt “kho báu”, Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát đã tổ chức ký kết với các hộ dân trong vùng tham gia bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ những hộ dân tự nguyện ra khỏi vùng lõi của rừng và tham gia tu bổ bảo vệ và phát triển vốn rừng; xây dựng “Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát” để bảo vệ bền vững “kho báu” Ý Tý nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái – khám phá rừng nguyên sinh Ý Tý.
Kho báu Ý Tý

Kho báu Ý Tý

Khởi sắc nhờ xóa bỏ hủ tục

Đăng bởi lúc 10:30 am trong phần Tin blog | Comments Off

Khởi sắc nhờ xóa bỏ hủ tục

Ngải Thầu là xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát, 99% dân số là người Mông. Ngoài những nét văn hoá mang đậm bản sắc truyền thống, trong đồng bào vẫn còn một số hủ tục. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều nếp nghĩ, cách làm của đồng bào được thay đổi, trong đó nhiều hủ tục được xoá bỏ, nên diện mạo vùng cao Ngải Thầu ngày càng khởi sắc.

Đồng chí Lù A Pao, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Ngải Thầu có hơn 300 hộ gia đình, sinh sống ở 7 thôn, bản. Trước kia, trên địa bàn xã tồn tại nhiều hủ tục, nên đói nghèo luôn là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình. Nhức nhối nhất vẫn là hủ tục để người chết lâu ngày trong nhà và chôn cất không có áo quan. Việc tang là nỗi lo đè nặng lên tang chủ, nếu không có nhiều gia súc, gia cầm làm ma thì người chết không được chôn cất. Người chết thường được chôn ven rừng, dưới những thung lũng mà không có quy hoạch… làm ảnh hưởng đến sức khỏe và vệ sinh môi trường..
Khởi sắc nhờ xóa bỏ hủ tục

Khởi sắc nhờ xóa bỏ hủ tục

Trong việc cưới, người Mông Ngải Thầu thường dựng vợ, gả chồng cho con khi tuổi đời còn rất trẻ (13 – 14 tuổi). Do không được tìm hiểu trước khi hôn nhân hoặc hôn nhân cùng huyết thống, nên chưa đủ khả năng gánh vác trách nhiệm gia đình dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, giống nòi chậm phát triển, gây ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và thế hệ tương lai. Để đời sống của người dân thay đổi, xóa bỏ các hủ tục, xã Ngải Thầu được huyện Bát Xát chọn làm điểm về cải tạo hủ tục trong việc cưới, việc tang. Cùng với nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, huyện còn tổ chức cho già làng, trưởng thôn, bản và hai dòng họ Thào và họ Lù đi tham quan, học tập tại xã Sín Chéng (Si Ma Cai)…
Nhờ sự nỗ lực, những hủ tục, thói quen cũ của người dân Ngải Thầu, như tảo hôn, mê tín dị đoan, ma chay, cưới hỏi dài ngày, thói quen ăn ở mất vệ sinh… đã giảm rõ rệt. Trước đây, thôn Phìn Chải có 70 hộ gia đình người Mông họ Thào, khi trong thôn có người chết, họ thường làm ma lâu ngày và chôn cất không cho vào áo quan. Việc hôn nhân còn tảo hôn mang tính chất gả bán… Trước thực trạng đó, trong các buổi họp thôn, lãnh đạo xã trực tiếp dự và tuyên truyền, vận động để bà con hiểu Luật Hôn nhân và Gia đình, phối hợp với trưởng thôn, bản rà soát các trường hợp nam, nữ ở độ tuổi sắp kết hôn…
Khi phát hiện gia đình nào định tổ chức cưới cho con khi chưa đủ tuổi, trưởng thôn lập danh sách báo cáo xã, cử người đến gặp gia đình giải thích và yêu cầu ký cam kết… Do thực hiện quyết liệt, đến nay trên địa bàn thôn không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Gia đình có người qua đời đều đưa vào áo quan và chôn trước giờ quy định, tiết kiệm trong tổ chức tang ma, bỏ tục bắn súng thay bằng việc trưởng thôn hoặc gia đình đến tận nơi báo tin cho anh em, họ hàng gần xa biết đến chia buồn, giúp đỡ.
Khởi sắc nhờ xóa bỏ hủ tục

Khởi sắc nhờ xóa bỏ hủ tục

Những hủ tục ở Ngải Thầu đã được đẩy lùi, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trong xã được phát huy. Hằng năm, xã tổ chức các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, duy trì lễ hội ăn thề bảo vệ rừng giúp người dân ý thức hơn trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Đặc biệt, việc học tập của trẻ em được các gia đình quan tâm nhiều hơn. Thầy giáo Nguyễn Văn Trọng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngải Thầu cho biết: Mấy năm trước, việc vận động học sinh ra lớp rất khó khăn, vì bố, mẹ bắt nghỉ học để dựng vợ, gả chồng, một số phải phụ giúp gia đình chăn trâu, làm nương. Bây giờ thì khác, 100% số trẻ trong độ tuổi đều được đến trường, các gia đình tích cực tham gia xã hội hóa giáo dục.
Nhắc đến hủ tục của người Mông ở đây, anh Thào A Sáng, Trưởng thôn Phìn Chải 1 bộc bạch: Trước đây, người Mông không biết cách phát triển kinh tế, nhiều đất, nhiều rừng mà không biết làm lúa nước và trồng cây thảo quả, nên cuộc sống luôn nghèo khổ. Mọi chuyện thay đổi bắt đầu từ khi cấp ủy đảng, chính quyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khai thông tư tưởng trong nhân dân, xóa bỏ hủ tục, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Người dân không chỉ trong thôn Phìn Chải 1 mà các thôn khác đã biết khai hoang ruộng trồng lúa nước, trồng cây thảo quả dưới tán rừng già và phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa…
Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào trong xã ngày càng được cải thiện, an ninh trật tự giữ vững, các hủ tục được đẩy lùi, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm hẳn, nhiều hộ có thu nhập cao từ trồng thảo quả và chăn nuôi gia súc. Hiện, toàn xã có 80% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 70% hộ có phương tiện nghe, nhìn và phương tiện đi lại. Sự thay đổi của đồng bào dân tộc Mông Ngải Thầu trong việc nâng cao nhận thức để tiếp thu cái mới, loại bỏ những tập tục lạc hậu đã góp phần vào sự phát triển chung của địa phương. Đó chính là bước tiến vững chắc trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Ngải Thầu.

Lào Cai phát triển du lịch Làng Nghề

Đăng bởi lúc 4:49 am trong phần Tin blog | Comments Off

Lào Cai phát triển du lịch Làng Nghề

Lào Cai nổi tiếng bởi các địa danh du lịch như SaPa, Bắc Hà, nơi đây còn được du khách biết đến bởi các làng nghề truyền thống: Dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc, rèn đúc, nấu rượu… mang đậm bản sắc dân tộc.

Nhiều làng nghề đã tạo thương hiệu trên thị trường, với sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân địa phương mà còn trở thành hàng hóa được người tiêu dùng ưu chuộng. Mỗi khi đến với Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, khách du lịch không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh vùng cao thanh bình, mà còn được tham quan nơi sản xuất, thậm chí có thể trực tiếp tham gia làm ra sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề của tỉnh.

Ðể bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, trong những năm qua, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã không ngừng nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát triển các nghề và làng nghề thủ công truyền thống. Năm 2008, nghề rèn đúc tại thôn Bản Phố I, xã Bản Phố (Bắc Hà) được tổ chức bảo tồn. Trong khuôn khổ Dự án “Đầu tư bảo tồn làng truyền thống dân tộc Mông” làng Cát Cát, xã San Sả Hồ (Sa Pa), Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã tiến hành bảo tồn 4 nghề thủ công truyền thống đó là: Nghề dệt thổ cẩm, nghề chạm khắc bạc, nghề rèn đúc, nghề mộc, đan lát mây – tre – rơm đem lại hiệu quả về kinh tế – xã hội lớn cho sự phát triển của địa phương và vùng du lịch…
Song song với công tác bảo tồn làng nghề, nghề thủ công truyền thống, việc phát huy thế mạnh nghề thủ công bằng chiến lược phát triển lâu dài là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành, nghề thủ công truyền thống. Hiện nay, tỉnh đã hình thành các mô hình nghề, làng nghề tương đối rõ nét. Tại Cát Cát (Sa Pa) đã dần hình thành thương hiệu các sản phẩm của nghề rèn đúc, dệt vải lanh của người Mông. Các làng nghề nấu rượu nổi tiếng và sản phẩm đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, như rượu ngô Bản Phố (Bắc Hà), rượu San Lùng, Bản Xèo (Bát Xát) …
Lào Cai phát triển du lịch Làng Nghề

Lào Cai phát triển du lịch Làng Nghề

Các làng nghề của tỉnh đã gắn với các điểm du lịch và thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao mức sống của nhiều hộ gia đình thông qua kinh doanh nhà nghỉ, bán hàng thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm… Du lịch cộng đồng cũng tác động tích cực đến sự phân bố ngành nghề lao động. Trước kia, các làng, bản ở Sa Pa, người dân chủ yếu sống bằng nông, lâm nghiệp, nay đã có nhiều hộ tham gia vào hoạt động du lịch và các hoạt động của làng nghề.
Với mục tiêu bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, hầu hết các làng nghề đã tạo được những nét riêng để khách du lịch tìm hiểu, khám phá. Đặc biệt, nghề dệt thổ cẩm chiếm ưu thế, phục vụ nhu cầu trong gia đình và khách du lịch. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Sa Pa đã có 11 làng nghề thêu, dệt thổ cẩm thuộc các xã Tả Phìn, San Sả Hồ, Sa Pả với khoảng 1.050 hộ tham gia tập trung và một số tổ hợp của Hội phụ nữ huyện, mỗi năm đưa ra thị trường từ 32.000 – 35.000 m vải. Các huyện Văn Bàn, Bắc Hà… cũng đã hình thành nhiều làng nghề thêu, dệt thổ cẩm, thu hút hàng nghìn lao động nhàn rỗi.
Ông Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho biết: Để phát triển du lịch làng nghề phải gắn phát triển sản xuất với du lịch và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền cho sản phẩm của làng nghề. Khi các làng nghề đã có thương hiệu thì việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các làng nghề trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt sẽ giải quyết được một lượng lớn lao động địa phương, góp phần tăng thu nhập cho lao động khu vực nông thôn. Ðây cũng là điều kiện đáp ứng các tiêu chí chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Tết rằm tháng bảy của đồng bào Giáy ở Lào Cai

Đăng bởi lúc 4:10 am trong phần Tin blog | Comments Off

Tết rằm tháng bảy của đồng bào Giáy ở Lào Cai

Cùng với ngày Tết Vu Lan của người Kinh, Tết Rằm tháng bảy của dân tộc Giáy ở Lào Cai được tổ chức khá chu đáo, ngoài ý nghĩa thờ cúng tổ tiên, còn là dịp để gia đình, dòng họ sum họp.

Đây được coi là cái Tết lớn thứ 2 sau Tết Nguyên đán được đồng bào Giáy tổ chức. Theo tiếng Giáy Tết rằm tháng Bảy gọi là “tết Xíp xỉ”.
Người Giáy tổ chức cúng rằm tháng 7 duy nhất vào chiều ngày 14. Lễ vật cỗ cúng được sắm chu đáo như: gà luộc, thịt lợn, xôi, canh… Đặc biệt, những ngày này, người Giáy tổ chức gói bánh trưng và bánh dày… để thờ cúng tổ tiên, cầu chúc sức khỏe, an lành, thịnh vượng đến với tất cả các thành viên trong gia đình, dòng họ và một món ăn không thể thiếu đối với người Giáy trong ngày rằm tháng 7 đó là thịt vịt.
Chị Hoàng Thị Liểng, dân tộc Giáy, thôn Tòng Sành 1, xã Cốc San không giấu nổi niềm vui khi gia đình chuẩn bị sum họp tổ chức Tết Rằm tháng 7, chị cho biết: Hôm nay tôi mua sắm đồ để cúng rằm. Tiền vàng, quần áo hàng mã là thứ không thể thiếu trong lễ cúng ngày rằm tháng 7 của người Giáy. Quần, áo cúng được chúng tôi tự mua giấy màu về cắt theo trang phục truyền thống dân tộc Giáy. Khác với người kinh, các vật dụng, hàng mã khác như ngựa, xe máy, ô tô, đồng hồ… không được người Giáy cúng đốt trong ngày rằm tháng 7.
Tết rằm tháng bảy của đồng bào Giáy ở Lào Cai

Tết rằm tháng bảy của đồng bào Giáy ở Lào Cai

Theo tục lệ, lễ chúng sinh được người Giáy cúng vào thời điểm 21 – 22 giờ đêm cùng này. Lễ cúng đơn giảm chỉ cần cắm 7 nén hương thành hàng trước ngõ, sau đó trộn xôi, cháo, thịt lợn, nước canh, rắc dọc theo chân hương rồi làm lễ cúng chúng sinh.
Ông Hoàng Văn Sỉ, dân tộc Giáy, cư trú tại thôn Luổng Đơ, xã Cốc San (Bát Xát) cho biết: Lễ cúng rằm tháng 7 của người Giáy xưa kia rất được coi trọng, không chỉ cúng gia tiên, thần linh thổ địa, thần tài, chúng sinh mà còn sắm lễ vật cơm canh cúng ông thần chuồng trâu, chuồng lợn, chuồng gà… với mong muốn các ông thần này phù hộ, độ trì cho gia đình chăn nuôi thuận lợi, không bị dịch bệnh… song, tục lệ này đã bị mai một.
Đến các bản làng người Giáy Lào Cai những ngày cận rằm tháng bảy, hòa mình trong không khí nhộn nhịp nhưng trang trọng của bà con dân tộc nơi đây. Những chiếc bánh trưng, bánh rợm… luộc trên bếp lửa hồng ngát mùi hương thơm của gạo nếp nương càng tạo thêm không khí đầm ấm ngày Tết rằm tháng 7. Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Giáy cần được gìn giữ, bảo tồn và phát triển, góp phần tô đậm truyền thống đa sắc màu dân tộc Lào Cai.
Travel Sapa