Đá vợ đá chồng

Posted in Địa danh

Đá vợ đá chồng
Ðặc điểm: Đá vợ đá chồng là một cặp đá có tư thế đang hướng về nhau, đang tìm đến nhau. Hai tảng đá có liên quan đến truyền thuyết về mối tình thủy chung của đôi trai gái vượt lên mọi gian nan, thử thách, mong tìm đến với nhau và được sống hạnh phúc, nhưng khi sắp sửa gặp nhau thì họ đều đã bị hóa đá.

Phía đầu bãi đá khắc cổ cạnh con đường trục chính liên xã (cũ) có một tảng đá nằm dưới vùng sình lầy. Hòn đá có hình người nằm phủ phục, đầu quay xuống phía hạ huyện. Ở cuối bãi đá đó, cách chừng 2km, có tảng đá lớn cũng hình người nằm phủ phục, đầu quay lên, hai tảng đá có hình dáng giống nhau.

Đá vợ đá chồng

Đá vợ đá chồng

 

Đồng bào H’Mông ở quanh vùng Hầu Thào – Tả Van có kể lại: Từ lâu lắm rồi, ở mãi phương Bắc xa xôi đã xảy ra một cuộc chiến thảm khốc giữa hai bộ tộc. Kẻ chiến thắng là một tộc trưởng tàn ác, hắn còn có một tên phù thủy gian manh làm quân sư. Tên quân sư gian manh rắp tâm chiếm đoạt người con gái độc nhất của tộc trưởng

Nàng tiểu thư xinh đẹp – con gái tộc trưởng lại đem lòng yêu chàng trai con tộc trưởng chiến bại trong cuộc chiến tranh vừa qua. Những ngày hai bộ tộc còn chung sống hòa bình thì tình yêu của đôi trai gái đẹp biết bao. Nghe lời xúc xiểm của tên quân sư, chiến tranh giữa hai bộ tộc đã xảy ra. Dù vậy, đôi trai gái vẫn quyết tâm bảo vệ hạnh phúc và họ đã cùng nhau trốn chạy về hướng nam mong rằng sẽ tìm được hạnh phúc ở nơi xa lạ.

Được tin, tộc trưởng huy động quân lính đuổi theo. Tên phù thủy quân sư uất ức nguyện rằng: “Nếu hai đứa trẻ đến suối Kim Hoa mà thoát vào đêm thứ mười thì hắn sẽ chọn thất bại. Nếu ngày mười một mà chưa qua suối Kim Hoa thì đôi trẻ sẽ hóa đá”.

Đá vợ đá chồng

Đá vợ đá chồng

 

Đêm thứ mười đôi trai gái đến thượng nguồn suối Kim Hoa (nay là đất Tả Van – Hầu Thào) thì cô gái không may sa xuống bãi sình lầy còn chàng trai đã vượt qua bãi sình lầy, không thấy cô gái, chàng trai liền quay lại để tìm, chạy được một quãng, mệt quá, chàng gục xuống. Trời sáng, chàng hóa đá đầu vẫn quay về phương Bắc – nơi người vợ còn ở đó. Còn cô gái cũng đã hóa đá đầu quay về hướng nam như cố chạy theo chồng. Vì thế, tảng đá chồng lớn hơn tảng đá vợ và chúng có hình dạng giống nhau.

Người già trong vùng nói rằng hai tảng đá hình như vẫn lần tìm đến nhau. Ở phía phải và trái của hai tảng đá vẫn tồn tại hai cánh rừng nhỏ, cả hai cánh rừng đều có những cây cổ thụ và có hai miếu thờ, một của đồng bào Giáy, một của đồng bào H’Mông thờ mối tình chung thủy của chàng trai, cô gái.

Xem thêm

Travel Sapa