Posted in Giá trị văn hóa
Sử Pán là xã vùng cao của Huyện Sa Pa, là nơi sinh sống của 3 dân tộc anh, em (Dao, Kinh, Mông), dân tộc Mông chiếm 93%. Mỗi đồng bào dân tộc nơi đây đều có đời sống sinh hoạt văn hoá tinh thần riêng biệt, bổ sung và hòa quyện với nhau tạo thành bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú, mang đậm nét văn hóa dân gian đặc trưng. Để duy trì và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đặc biệt là truyền thống của dân tộc Mông, xã Sử Pán đã tổ chức hội nghị duy trì, bảo tồn và phát huy...
xem thêm »
Posted in Giá trị văn hóa
Từ trung tâm xã Gia Phú (Bảo Thắng), ngược dòng suối Bo, đến thôn An Thành. Nơi đây được mệnh danh là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc Xa Phó của huyện Bảo Thắng. Ngày ngày, vẫn có những người tâm huyết giữ gìn và truyền dạy các điệu múa, bài hát ru của dân tộc mình cho thế hệ mai sau. Bà Lù Thị Kha, sinh ra và lớn lên ngay trên mảnh đất giàu truyền thống dân tộc Xa Phó. Ngay từ nhỏ, khi còn là cô bé theo mẹ lên nương, theo anh chị đi chơi hội làng, được xem người dân...
xem thêm »
Posted in Giá trị văn hóa
Hội hoa chuối của người Xa Phó được tổ chức vào ngày 9/9 hằng năm để cầu mùa màng tốt tươi, gia súc, gia cầm phát triển, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Trong ngày hội, độc đáo nhất là các điệu múa truyền thống, các động tác múa diễn tả khung cảnh tăng gia sản xuất và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Trước khi tổ chức hội hoa chuối, các gia đình tham dự mang lễ vật đến góp cho gia đình chủ hội gồm: Gạo, gà, rượu, 3 con chim nướng, mắm cá ủ chua, muối ớt… Khi các món ăn đã chế biến...
xem thêm »
Posted in Giá trị văn hóa
Mỗi dân tộc đều có cách làm nhà khác nhau. Người Tày ở các địa phương trong tỉnh từ lâu đã chọn cho mình cách làm nhà sàn mà các dân tộc khác không có. Ngày xưa, đồng bào Tày sinh sống ở các vùng rừng núi, có rất nhiều thú dữ, để đối phó và bảo vệ mình trước các loài thú dữ ăn thịt, đã thiết kế ra nhà sàn. Nhà sàn của người Tày vừa cao, lại thoáng, nên rất mát vào mùa hè, mùa đông được sưởi ấm bằng bếp lửa ở chính giữa ngôi nhà, nên không có cảm giác lạnh lẽo. Để có một...
xem thêm »
Posted in Cộng đồng thiểu số
Người Phù Lá ở Bắc Hà, Lào Cai gọi kèn Pí lè là “Sa Lá” – một loại nhạc cụ thuộc bộ hơi, trong nghi lễ cưới truyền thống không thể không có tiếng kèn Pí lè của nhà trai đưa sang nhà gái, bởi đó là nhạc cụ thể hiện tính thiêng liêng lễ xin dâu của dân tộc. Kèn Pí lè của dân tộc Phù Lá có cấu tạo tương tự cây kèn của người Mông, gồm 3 phần: Đầu thổi, thân kèn và loa kèn. Đầu thổi của cây kèn là một ống đồng nhỏ bọc gỗ, đục lỗ thông với thân kèn, lỗ nhỏ ở...
xem thêm »