Ẩm thực
Du khách luôn luôn gọi điện cho chúng tôi ăn gì ngon mà lạ ở Sapa này, câu trả lời luôn là: hãy tự khám phá. Hãy đi vào các bản dân tộc, hỏi người địa phương. Nhưng ở thị trấn thì cũng đã có vô số món ngon rồi. Trang này thông tin chi tiết về ẩm thực ở Sa Pa. Du lịch Sapa nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực độc đáo. Các món ăn được chế biến tại sapa rất ngon và mang phong cách riêng đăc biệt . Ẩm thực Sapa, Các món ăn đặc sắc tại Sapa, Nhà hàng ở Sapa, chợ đêm tại Sapa, Rượu mận ở sapa
Nét văn hóa ẩm thực Sa Pa
Đặc biệt là các món ăn được chế biến từ rau xanh là những món ăn mà bất kì du khách nào khi đặt chân đến mảnh đất này một lần thưởng thức cũng phải trầm trồ thán phục vì hương vị tươi nguyên, thơm ngọt riêng của mỗi loại. Trong rất nhiều cái thú được nhâm nhi, hưởng thụ ẩm thực của du khách trong những ngày du lịch dài ngày tại đây, thì đồ nướng Sa Pa đang trở thành một “thương hiệu” rất riêng biệt, không thể lẫn với các địa phương khác. Nhiều khách du lịch nói rằng: Nếu đến Sa Pa mà không thưởng thức đồ nướng thì quả thật chưa...
chi tiếtXôi ngũ sắc của Người Tày Sapa
Là một dân tộc thiểu số, dân tộc Tày sinh sống chủ yếu ở vùng Việt Bắc, một số miền trung du và thượng du Bắc Bộ của nước ta. Đến với mảnh đất du lịch trong mây Sapa, du khách có thể tìm hiểu nhiều hơn những tập quán người Tày tại những bản làng người Tày yên bình bên nhưng thung lũng. Xôi ngũ sắc là món ăn truyền thống của dân tộc vào các dịp lễ Tết, ngày mùng 5 tháng 5, khi nhà có khách quý… Gọi là xôi ngũ sắc vì khác với các loại xôi thông thường, xôi ngũ sắc được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu khác nhau. Đó là màu đỏ, màu vàng, màu...
chi tiếtHeo gác bếp đặc sản của người Mông ở Sapa
Hầu như nhà nào trong các bản làng cũng nuôi ít nhất vài con heo. Heo nuôi ở bản được thả rong, không ăn các loại thức ăn tăng trọng mà chủ yếu ăn rau, củ. Người ta nuôi heo chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình. Nuôi nhiều mới bán chợ. Khi mổ heo, chủ nhà thường ăn phần đầu và chân. Phần thịt còn lại được cắt thành lát dài, tẩm ướp gia vị rồi treo trên giàn bếp. Nhiều ngày, khói bay lên bám vào thịt tạo một màu nâu đen. Ăn thử món này mới cảm nhận được vị ngon độc đáo của nó. Heo vận động nhiều nên thịt săn chắc, phần mỡ cứng và...
chi tiếtNấm chân chim ở chợ Bắc Hà
Nấm còn gọi là nấm phiến chẻ – là một sản phẩm độc đáo chỉ có ở Bắc Hà (Lào Cai), không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một loại dược liệu quý. Vị ngọt của nấm khiến người ăn khó quên được hương vị của vùng cao này. Nấm có tên khoa học Schizophyllum commune. Qua những đợt khảo sát, thì Bắc Hà là vùng duy nhất ở Việt Nam có bán loại nấm này. Hình thái ngoài của nấm cũng dễ nhận biết, không có cuống, mũ dạng quạt – vỏ hến, đường kính từ 1 đến 3 cm, phủ lớp lông mịn mầu trắng xám, mép mũ hơi cuộn vào trong. Thịt nấm mầu...
chi tiếtCá Suối Sapa
Sapa – không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, thành phố mờ sương này còn thực sự hấp dẫn du khách bởi những đặc sản từ…cá. Thoạt nghe chắc hẳn sẽ có nhiều người không tin bởi lẽ Sapa là một huyện miền núi, địa hình toàn núi cao thì làm gì có cá. Thế nhưng, điều thú vị của món cá của Sapa là những loài cá sống ở những khe suối. Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá. Cá suối Sapa thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như cán dao. Điều đặc biệt...
chi tiếtBánh đao Páu Cò bánh dầy Páu Plậu
Bánh đao “Páu cò” Từ tháng 6 đến tháng 10, một số dân tộc ở Sa Pa thường làm bánh đao. Nguyên liệu để làm bánh bao gồm đao và gạo nếp được xay thành nước bột. Sau đó, đem nước bột lọc qua khăn cho vừa khô bột bọc bên trong. Tỷ lệ của đao 2 phần, bột nếp 1 phần. Sau đó đến công đoạn nặn bột thành những nắm bằng chiếc chén, gói vào lá chuối, buộc lại rồi cũng xôi như bánh ngô. Bánh làm xong có hương thơm của gạo nếp và đao, khi ăn sẽ có vị thơm mát, dẻo như chiếc bánh dợm người Kinh vẫn làm. Bánh đao bảo quản nơi khô ráo có thể để hàng chục...
chi tiếtRau Susu Sapa
Hiện nay, vùng trồng Susu ở huyện Sa Pa có trên 150ha, trong đó có trên 100ha sản xuất tập trung ở vùng Ô Quý Hồ, khu Viôlet (thị trấn Sa Pa). Trong điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp là điều kiện lý tưởng đã tạo lợi thế cho người trồng rau ở Sa Pa phát triển cây Su su với các sản phẩm mang tính đặc trưng, như quả Su su và ngọn Su su. Do được trồng ở độ cao 1.500 mét, với màu mỡ đất mùn núi cao, đồng thời biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, khả năng tích lũy đường cao, nên đã tạo cho Su su Sa Pa có vị ngọt và độ giòn rất đặc...
chi tiếtMen say của người Pa Dí ở Mường Khương
Cốc Ngù là thôn trung tâm của xã biên giới Nậm Chảy (Mường Khương), nơi đây có đồng bào Pa Dí, Tu Dí, Nùng cùng sinh sống. Vốn quen với sản xuất nông nghiệp, cũng như một số đồng bào dân tộc thiểu số khác, người Pa Dí ở Cốc Ngù có một nghề truyền thống nấu rượu ngô từ lâu. Trò chuyện với chúng tôi, chị Pờ Mìn Hương, Trưởng thôn Cốc Ngù cho biết: Cả thôn Cốc Ngù hiện có 28 hộ làm nghề nấu rượu. Mỗi hộ nấu được khoảng 100 lít/tháng. Người Pa Dí trồng ngô chủ yếu là nấu rượu và phục vụ chăn nuôi. Rượu Cốc Ngù được nấu từ ngô nếp địa phương,...
chi tiếtCuốn sủi món ăn không dễ quên
Món khâu jù gọi chệnh thành món khâu nhục, tức là thịt lợn ba chỉ kẹp rau dưa và vài vị thuốc bắc hấp nhừ, món xá xíu , tức là thịt nạc thái miếng to bản đã nướng qualửa vàng ruộmtẩm với húng lừu rán kỹ hay lạp sườn , vịt quay và các món ngẩu pín , mì vằn thắn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng. Ở Lào Cai hiện có nhiều nhà hàng chế biến các món ăn kiểu người Hoa, nhưng ngon hơn cả là nhà hàng Việt – Hoa nằm trên đường Nguyễn Hụê gần cửa khẩu Lào Cai và quán ăn bình dân ngay bên cạnh nhà ga luôn thu hút khách, bởi mới bước tới cửa, đã thấy hương...
chi tiếtĂn cá suối miền núi đá
Cá suối ở Mường Hum (Bát Xát, Lào Cai) không phong phú như cá sông. Dòng suối không hiền hòa như dòng sông. Lúc nào cũng ào ào đổ. Có những lúc giận dữ, suối đổ thành lũ cuốn trôi mọi thứ. Loài cá sống trong lòng suối phải thích nghi với môi trường. Chúng rất khỏe để có thể lội ngược dòng suối mạnh mẽ kia. Cá suối ở đây lớn cỡ 2-3 ngón tay. Cá thường có màu xanh để dễ ngụy trang khi lẫn vào những kẽ đá rong rêu. Cá suối nhiều xương nên người vùng cao chỉ chiên giòn để ăn cả xương lẫn thịt chứ không nấu riêu hay kho, hấp… Những con cá...
chi tiết